Vết rạn da là gì?
Vết rạn là một dạng sẹo hình thành khi da bị căng ra hoặc co lại quá nhanh. Sự thay đổi đột ngột khiến cho collagen và elastin, là những chất nâng đỡ làn da bị đứt gãy. Khi da lành lại, các vết rạn có thể hình thành.
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như:
Tăng trưởng nhanh chóng xảy ra ở tuổi dậy thì;
Thực chất, rạn da là một hiện tượng bình thường của tuổi dậy thì, xảy ra ở cả nam và nữ. Tuổi dậy thì thường khiến cho một người phát triển hoặc tăng cân nhanh chóng, làm xuất hiện các vết rạn da trên cơ thể. Hầu hết, các vết rạn da ở nữ giới đang dậy thì thường tập chung chủ yếu ở các bộ phận như ngực, đùi, hông và mông. Trong đó, nguy cơ rạn da ở nữ giới thường có xu hướng cao hơn so với nam giới.
Thai kỳ
Không phải bất kỳ phụ nữ nào trong giai đoạn mang thai cũng gặp phải hiện tượng rạn da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Phụ nữ mang thai tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, do vậy, tuổi tác cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu.Người mẹ mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da bởi bụng to hơn, da phải giãn ra nhiều hơn để tạo không gian thoải mái cho em bé nằm trong bụng mẹ.
Giảm hoặc tăng cân nhanh
Rạn da khi tăng cân có thể gặp ở cả hai giới, thường hình thành từ độ tuổi dậy thì nhưng thường gặp ở nữ giới. Rạn da thường xuất hiện ở vùng da mỏng và yếu như da ở vùng bụng, đùi trong, bẹn, ngực, vùng đầu gối, bắp chân. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng đối với chị em, những vết rạn trắng loang lổ và nổi bật sẽ rất mất thẩm mỹ, khiến da kém mịn màng và mất đi sự tự tin vào ngoại hình của mình.
Tăng khối lượng cơ trong một thời gian ngắn.
Vết rạn da thường xảy ra khi da bị kéo bởi sự tăng trưởng nhanh của cơ thể. Hay diễn ra với những người tập gym, cơ thể phát triển nhanh, chơi thể thao. Làn da của bạn có một sự đàn hồi nhất định, nhưng việc bị kéo da quá nhanh thì việc sản xuất collagen cũng bị thay đổi.
Vết rạn da khi tập thể hình có thể theo bạn lâu dài, đôi khi còn để lại các vết sẹo. Các vết này có màu đỏ, chuyển sang màu tím và thường mờ dần, nhạt hơn theo thời gian
Khi vết rạn lần đầu xuất hiện, chúng thường có màu đỏ, hồng, tím, nâu đỏ hoặc nâm sẫm, tùy thuộc vào màu da của bạn. Các vết rạn da ban đầu có thể hơi gồ lên và có thể gây ngứa.
Theo thời gian, màu sắc này mờ dần và các đường mảnh chìm xuống dưới da của bạn. Nếu bạn lướt ngón tay trên một vết rạn đã trưởng thành, bạn sẽ cảm thấy lún nhẹ.
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nguy cơ và điều trị rạn da mà bạn có thể áp dụng.
Kiểm soát cân nặng
Rạn da có thể xảy ra khi cơ thể tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng. Một số người bị rạn da trong quá trình tăng trưởng vượt bậc, chẳng hạn như ở tuổi dậy thì. Cố gắng kiểm soát những thay đổi của cơ thể diễn ra quá nhanh có thể là cách tốt nhất. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để kiểm soát cân nặng. Nếu nhận thấy cân nặng tăng hoặc giảm bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Uống đủ nước
Uống đủ nước có thể giúp cho làn da duy trì tình trạng ẩm ướt, đàn hồi và khỏe mạnh từ bên trong. Da mềm mại không có xu hướng bị rạn nhiều như da khô. Theo khuyến nghị của Institute of Medicine, nam giới cần tiêu thụ khoảng 3 lít nước mỗi ngày, nữ giới cấn khoảng 2,1 lít nước.
Duy trì chế độ ăn giàu dưỡng chất
Rạn da cũng có thể xuất hiện nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng ở một số vùng nhất định. Bạn nên bổ sung thực phẩm tăng cường sức khỏe làn da chứa vitamin C, D, E, kẽm, chất đạm. Chế độ ăn uống đa dạng màu sắc cũng chứa nhiều dinh dưỡng. Chẳng hạn, một bữa sáng gồm trứng, bánh mì nướng kèm các loại quả mọng rất tốt cho sức khỏe và làn da.
Chăm sóc vết rạn ngay khi mới xuất hiện
Nếu không thể ngăn ngừa hoàn toàn các vết rạn trên da, bạn có thể gặp bác sĩ da liễu. Chuyên gia sẽ giúp xác định nguyên nhân gây rạn da và đề xuất các phương án điều trị phù hợp với cơ địa của bạn.