Nặn mụn là cách trị mụn phổ biến nhất giúp loại bỏ các loại mụn trên mặt như mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm, mụn bọc... Vậy nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm sẹo? Trong bài viết này, Minh Phương Store sẽ chia sẻ đến bạn cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để phục hồi da một cách tốt nhất.
1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau khi nặn mụn
Nặn mụn xong nên làm gì? Chăm sóc da sau nặn mụn là việc làm cần thiết mà bạn cần lưu ý để thực hiện đúng cách. Sau đây là những lợi ích của việc chăm sóc da sau khi nặn mụn mang lại:
- Hạn chế thâm mụn, sẹo: Nặn mụn tác động lực mạnh lên da làm tổn thương lớp biểu bì và cấu trúc da, hình thành sẹo mụn. Skincare sau khi nặn mụn đúng cách sẽ tăng cường cấu trúc da, ức chế tình trạng tăng sắc tố, ngăn ngừa sẹo và vết thâm mụn.
- Đẩy nhanh quá trình phục hồi da, tránh tình trạng nhiễm trùng: Sau khi nặn mụn, da trở nên mỏng yếu, nhạy cảm, rất dễ bị viêm nhiễm do các yếu tố bên ngoài tác động. Chăm sóc da sẽ giúp da phục hồi nhanh hơn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Ngăn ngừa mụn tái phát: Vùng da nặn mụn nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm và tái phát mụn. Mụn tái phát thường nghiêm trọng hơn nên việc điều trị cũng rất khó khăn, mất nhiều thời gian.
2. Sau khi nặn mụn nên làm gì để hết thâm?
Mới nặn mụn xong nên làm gì ngăn ngừa thâm sẹo? Dưới đây là những các lưu ý chăm sóc da mặt sau nặn mụn, ngăn sẹo tối đa:
2.1 Đảm bảo nặn hết nhân mụn
Sau khi nặn mụn, bạn cần chắc chắn nhân mụn đã được nặn hết hoàn toàn, không để sót nhân hay mủ. Nếu nhân mụn sót lại, các nốt mụn rất dễ tái phát, gây viêm sưng, đau nhức, cản trở quá trình phục hồi da. Để lấy hết nhân mụn, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà mà hãy đến cơ sở da liễu uy tín để được nặn mụn đúng cách, lấy sạch nhân mụn, an toàn, không làm tổn thương da.
2.2 Làm sạch da bằng những sản phẩm lành tính, dịu nhẹ
Nặn mụn xong bạn nên lựa chọn những sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, lành tính cho da. Bởi sau khi nặn mụn, da mặt trở nên nhạy cảm. Do đó, không nên sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần hóa chất khiến da bị kích ứng.
2.3 Cân bằng da sau nặn mụn
Bạn nên sử dụng toner ngay sau bước rửa mặt giúp cân bằng lại độ pH cho da, giảm cảm giác đau nhức sau nặn mụn. Cách sử dụng toner hiệu quả:
- Thấm khô da mặt nhẹ nhàng bằng bông tẩy trang
- Dùng bông tẩy trang đã thấm toner lau nhẹ và đều trên gương mặt, tránh sử dụng trực tiếp tay để hạn chế khả năng nhiễm trùng.
Lưu ý: Bạn cần lựa chọn dòng sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn để da nhạy cảm sau nặn mụn không bị kích ứng.
2.4 Đắp mặt nạ làm dịu da
Sau khi nặn mụn nên đắp mặt nạ gì? Mặt nạ dành cho da sau khi nặn mụn nên ưu tiên chứa thành phần dịu nhẹ, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Các hoạt chất có trong mặt nạ sẽ thẩm thấu sâu vào trong tế bào da, giúp phục hồi nhanh những tổn thương sau nặn mụn.
Lưu ý: chỉ nên dùng mặt nạ giấy, mặt nạ gel, tránh các loại mặt nạ lột hay tẩy tế bào chết vì dễ khiến da sau mụn bị tổn thương.
2.5 Phục hồi da bằng sản phẩm chuyên sâu
Thông thường, da sau khi nặn mụn sẽ có xu hướng khô cần được dưỡng ẩm để phục hồi nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm, serum phục hồi da có chứa một số hoạt chất dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo da như: Vitamin E, Hyaluronic Acid, Ceramide,... Sản phẩm không nên chứa cồn, chất bảo quản để không gây kích ứng da.
** Gợi ý sản phẩm:
Kem dưỡng ẩm phục hồi da Bioderma Cicabio
Kem dưỡng phục hồi dành cho da dầu mụn ZO Renewal Cream
Kem dưỡng phục hồi La Roche Posay
2.6 Bảo vệ da khỏi tia UV
Sau khi nặn mụn, da cần được chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng nhất là khi ra ngoài vào ban ngày. Tia UV có trong ánh nắng mặt trời rất dễ khiến da vừa nặn mụn bị sạm, xuất hiện vết thâm sẹo. Vì thế, bạn cần hạn chế đi ra ngoài khi trời nắng. Nếu phải ra ngoài, bạn hãy che chắn kỹ và thoa kem chống nắng để bảo vệ da tốt nhất. Kem chống nắng phù hợp cho da lúc này nên là sản phẩm an toàn, dịu nhẹ, lành tính, có kết cầu mỏng, không gây nhờn hay bí da.
3. Nặn mụn xong không nên làm gì?
Sau đây là một số thói quen mà bạn không nên làm khi mới nặn mụn xong:
- Chạm tay vào mặt: Tay thường xuyên tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau nên ẩn chứa vô số vi khuẩn. Hành động chạm tay lên mặt vô tình sẽ đưa vi khuẩn lên da, gây các nốt mụn vừa nặng bị viêm nhiễm, khó phục hồi.
- Trang điểm: Sau nặn mụn, bạn nên giữ cho da được thông thoáng. Vì thế, bạn không nên trang điểm khi vừa nặn mụn. Chưa kể, nhiều mỹ phẩm trang điểm có chứa thành phần độc hại có thể khiến da bị kích ứng, những tổn thương sau mụn khó có thể phục hồi.
- Xông hơi, massage: Sau khi nặn mụn, da trở nên nhạy cảm và rất dễ kích ứng nên bạn không nên xông hơi, massage. Xông hơi sẽ ảnh hưởng đến các nốt mụn, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, massage sử dụng tay để tác động liên tục trên da, khiến da bị ma sát, dễ kích ứng và tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Tẩy tế bào chết: Da sau khi nặn mụn không nên tẩy tế bào chết bởi hành động massage, cọ xát dễ làm tổn thương da. Bạn có thể ngưng tẩy tế bào chết khoảng vài tuần sau khi nặn mụn để da phục hồi hoàn toàn.
- Sử dụng sản phẩm trị mụn nồng độ cao: Không nên sử dụng sản phẩm trị mụn có chứa thành phần như Retinoids, Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, BHA/AHA,... Đặc biệt, khi sử dụng những hoạt chất này ở nồng độ cao, da mặt rất dễ bị kích ứng, sưng, nổi mẩn đỏ, bong tróc.
- Trị sẹo, thâm mụn bằng các biện pháp xâm lấn: Một số biện pháp như peel da, lăn kim, laser,... có tác dụng điều trị mụn trứng cá, mụn thịt, thúc đẩy quá trình tái tạo da, ngăn ngừa sẹo mụn và thâm mụn. Tuy nhiên, da sau khi nặn mụn cần có thời gian để phục hồi nên bạn không nên thực hiện các biện pháp làm đẹp xâm lấn.
- Lối sống không khoa học: Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, ngủ không đủ giấc, ít vận động, thường xuyên căng thẳng, stress sẽ cản trở quá trình phục hồi da. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trả lời được câu hỏi Sau khi nặn mụn không nên ăn gì? để thực hiện chế độ ăn hợp lý, tránh lạm dụng thức ăn cay nóng, dầu mỡ, chứa nhiều đường, rượu bia, thuốc lá,... sẽ khiến da suy yếu, hình thành sẹo và vết thâm sau khi nặn mụn.