Mụn đầu đen, một loại mụn thường xuất hiện trên da mặt, đặc biệt là vùng chữ T, gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ và làm mất tự tin cho nhiều người. Trong bài viết này, hãy cùng Minh Phương Store tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn đầu đen, cũng như các phương pháp phòng ngừa và cách trị mụn hiệu quả.
1. Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen là những nốt mụn nhỏ trên da, thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc, không viêm. Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen là do tuyến dầu trên da hoạt động quá mạnh và không thể thoát ra khỏi bề mặt da bởi lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết, trang điểm và vi khuẩn. Khi tiếp xúc với không khí, đầu mụn bị oxy hóa và chuyển thành màu đen.
Mụn đầu đen có kích thước khoảng 1mm với nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Khác với mụn bọc, mụn đầu đen thường không gây đau nhức hoặc sưng đỏ. Tuy nhiên, nếu nặn mụn đầu đen, chúng có thể tiến triển thành tình trạng nặng hơn, gây viêm nhiễm và tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ, mụn viêm, thậm chí là mụn đinh râu.
Mụn đầu đen thường xuất hiện trên 2 bên má, phổ biến nhất là mụn đầu đen ở mũi, ngoài ra mụn đầu đen có thể thấy ở vùng khác như mụn lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay. Mụn đầu đen có thể xuất hiện ở mọi loại da, kể cả da dầu, da thường hoặc da khô.
2. Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Để tìm ra cách trị mụn đầu đen trên mặt phù hợp nhất với từng loại da, việc hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Bít tắc lỗ chân lông do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, việc tăng sinh dầu nhờn có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Sự tích tụ của bã nhờn trên bề mặt da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và bụi bẩn bám lại, sau một khoảng thời gian tiếp xúc với không khí, chúng sẽ hình thành thành các nốt mụn đầu đen.
- Sự thâm nhập của vi khuẩn P.Acnes gây mụn đầu đen: Vi khuẩn P.Acnes là thủ phạm chính gây ra các loại mụn trên mặt, bao gồm mụn đầu đen. Chúng xâm nhập vào lỗ chân lông và tạo ra tình trạng tắc nghẽn, ngăn chặn dầu thoát ra khỏi bề mặt da, dẫn đến mụn đầu đen.
- Không uống đủ nước: Nước đóng vai trò cần thiết trong việc đào thải các chất cặn bã từ cơ thể, giúp làn da trở nên sạch sẽ, tươi mới và khỏe mạnh hơn. Nếu cơ thể thiếu nước, độc tố sẽ được tích tụ trong cơ thể và khiến da dễ hình thành mụn đầu đen.
- Chế độ ăn uống kém khoa học: Việc thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ hoặc đồ uống như nước ngọt, rượu, bia,… sẽ kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn đầu đen.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý: Các thói quen như thức khuya, làm việc quá nhiều, ngủ không đủ giấc và tâm trạng không ổn định; chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi; môi trường sống bị ô nhiễm, độ ẩm cao; không cẩn trọng khi vệ sinh và chăm sóc da,… đều là những nguyên nhân gây ra các loại mụn nội tiết như: mụn ở má, mụn bọc ở mũi, mụn bọc ở trán, mụn ẩn và cả mụn đầu đen.
- Dùng mỹ phẩm làm đẹp gốc dầu, gây bí da: Các sản phẩm gốc dầu có thể tạo ra một lớp màng trên bề mặt da, gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn đầu đen.
- Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng quá mức các loại thuốc chăm sóc da chứa Lithium, Corticoid, tự ý sử dụng thuốc ngừa thai chứa Androgen để điều trị mụn mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hành động này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể mà còn khiến da tăng tiết bã nhờn, khiến da nhạy cảm hơn, dễ phát sinh các loại mụn nội tiết như: mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi, mụn bọc ở trán, mụn ẩn, mụn trứng cá và hình thành mụn đầu đen.
3. Có nên nặn mụn đầu đen không?
Có nên nặn mụn đầu đen không? Theo các chuyên gia da liễu, không nên tự ý nặn mụn đầu đen tại nhà. Do nếu điều trị không đúng cách hoặc tự ý nặn mụn, bạn có thể gây ra viêm nhiễm, làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn:
- Không loại bỏ được tận gốc: Nặn mụn đầu đen không giúp loại bỏ mụn từ gốc chân mụn. Thường chỉ làm mụn bị nứt ra bề mặt, mà không làm sạch sẽ lỗ chân lông bị tắc.
- Nguy cơ lây nhiễm: Việc tự nặn mụn đầu đen có thể làm tổn thương da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Kích ứng và viêm nhiễm da: Nặn mụn làm da bị kích ứng, thậm chí là viêm nhiễm nếu không vệ sinh và sử dụng dụng cụ không đúng cách.
Do đó, thay vì tự nặn mụn đầu đen thì bạn có thể tham khảo các phương pháp loại bỏ mụn đầu đen phù hợp với từng tính trạng mụn cụ thể:
- Trường hợp mụn đầu đen nhẹ: Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ kết hợp với việc tẩy tế bào chết cho da. Hoặc sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần Salicylic Acid, Benzoyl Peroxide để làm sạch bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.
- Trường hợp mụn đen nặng hoặc có viêm nhiễm: Nếu mụn đầu đen nặng hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, cần tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị. Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc điều trị mụn để giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhằm giảm sưng, điều trị nhiễm trùng và ngăn ngừa sẹo mụn.
4. Cách trị mụn đầu đen tại nhà an toàn, hiệu quả
4.1. Dùng mặt nạ trị mụn đầu đen
- Mặt nạ đất sét Rare Earth Deep Pore Cleansing Masque được điều chế từ Đất Sét Trắng Amazon, giúp làm sạch da, giảm tình trạng mụn ẩn, mụn đầu đen, se khít lỗ chân lông và cải thiện cấu trúc da
- Sản phẩm giúp làm sạch da bằng cách tẩy tế bào chết loại bỏ tạp chất, kiềm dầu đồng thời giúp làn da mịn màng, tươi sáng
- Làm giảm rõ rệt tình trạng bít tắc lỗ chân lông, ngăn hình thành mụn đầu đen khi sử dụng mặt nạ thường xuyên
4.2. Trị mụn đầu đen với AHA và BHA
Sử dụng AHA và BHA để tẩy tế bào chết là một bước không thể thiếu trong các bước chăm sóc da mụn. AHA và BHA giúp da đều màu hơn, giảm nếp nhăn, cải thiện tình trạng lỗ chân lông bít tắc, giảm mụn đầu đen, mụn thịt hiệu quả.
Khi dùng các sản phẩm có chứa AHA hoặc BHA, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu và tránh lạm dụng để không gây kích ứng. Lưu ý rằng, các sản phẩm này có thể làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy cần bảo vệ da bằng kem chống nắng, nên ưu tiên chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm và da mụn. Ngoài ra, việc dùng BHA cho người mới bắt đầu cần nắm rõ cách sử dụng và hiểu về tình trạng BHA đẩy mụn để tránh những lo lắng trong quá trình sử dụng.
4.3. Rửa mặt đúng cách
Rửa mặt đúng cách để ngăn ngừa mụn đầu đen ở má là bước quan trọng không thể thiếu. Bạn nên thực hiện rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Buổi sáng, việc rửa mặt giúp loại bỏ vi khuẩn và dầu thừa tích tụ sau khi ngủ. Buổi tối, rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn, trang điểm và kem chống nắng.
Để đảm bảo không làm da khô và kích thích tiết dầu nhiều hơn, bạn nên rửa mặt khoảng 2-3 lần/ngày và tuân theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch tay trước khi rửa mặt.
- Bước 2: Tẩy trang vào cuối ngày bằng dung dịch phù hợp với loại da của bạn.
- Bước 3: Làm ướt mặt với nước ấm, không quá nóng hay quá lạnh. Lấy một lượng sữa rửa mặt vừa đủ, xoa đều và nhẹ nhàng massage lên da trong khoảng 1 phút.
- Bước 4: Massage kỹ ở vùng da dễ tiết dầu như mũi và trán.
- Bước 5: Rửa mặt lại bằng nước ấm.
- Bước 6: Vỗ nhẹ để làm khô da.
4.4. Loại bỏ nhân mụn đúng cách
Loại bỏ mụn đầu đen đúng cách trên má đòi hỏi bạn phải làm sạch da bằng nước ấm hoặc xông hơi để làm mềm và giãn nở lỗ chân lông. Quá trình nặn mụn cũng cần tuân thủ các bước sau:
- Bước 1: Rửa tay và sử dụng tâm bông, gạc, đeo găng tay cao su nếu cần.
- Bước 2: Áp dụng lực tác động nhẹ nhàng xung quanh lỗ chân lông để tránh gây bầm và khó nặn.
- Bước 3: Sử dụng toner để se khít lỗ chân lông sau khi làm sạch.
Đối với mụn đầu đen to, sâu và cứng trên má, hãy đến các cơ sở da liễu để thăm khám và nặn mụn an toàn.